“Các môn học từ Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử đều cần đổi mới. Riêng Toán học cần tích cực đổi mới theo hướng phát triển tư duy cho người học, hướng học sinh đem tư duy Toán học để giải quyết các vấn đề cuộc sống, giải quyết những vấn đề phát sinh để phát triển tư duy. Phát triển con người cần hai trụ đỡ quan trọng là tư duy logic và thái độ, tình cảm trong phương diện con người xã hội, con người cá nhân.
Giáo dục Toán học trong đời thường vẫn đang làm tốt nhưng phải làm tốt hơn. Làm sao để học sinh không thấy sợ, yêu thích và thấy môn Toán hữu ích, cần phải học”, Bộ trưởng nói.
Ông Nguyễn Kim Sơn cũng đánh giá cao đội ngũ các nhà Toán học trong trường đại học. Theo Bộ trưởng, trong thời kỳ chuyển đổi của giáo dục đại học và trong giai đoạn thực hiện tự chủ, khoa học cơ bản đứng trước nhiều thách thức rất lớn; đặc biệt là các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Hóa học.
Nhưng các nhà khoa học đã khắc phục những khó khăn, vừa duy trì học thuật, vừa phát triển các công bố quốc tế.
“Về phía Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ tiếp tục có những kiến nghị chính sách nhằm phát triển được các lĩnh vực khoa học cơ bản. Lấy khoa học cơ bản làm bệ đỡ cho các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là cho khoa học giáo dục”, Bộ trưởng Sơn cho hay.
Hội nghị Toán học toàn quốc là hoạt động lớn nhất của cộng đồng Toán học Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần. Hội nghị là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, ứng dụng và giáo dục Toán học trên cả nước trình bày những thành tựu khoa học của mình trong 5 năm gần đây. Đây cũng là dịp để cộng đồng Toán học Việt Nam tham gia, trao đổi về những vấn đề thời sự, cấp thiết đối với sự phát triển Toán học của đất nước.
Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X, năm 2023 được tổ chức tại Đà Nẵng với 2 nội dung chính là Hội nghị khoa học và Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam, thu hút sự tham dự của gần 1.000 nhà Toán học Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước; trong đó có các giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phan Thành Nam...
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Toán học 'cần một phen đổi mới'![]() | ![]() |
Sau một thời gian trang trại thành lập, cô thu hút được 54 thành viên tham gia đến trồng rau hữu cơ. Về sau, số lượng người tham gia vào mô hình CSA lên đến 600.
Trước đó, khi tham dự Hội nghị CSA toàn cầu lần thứ 6 tổ chức tại Bắc Kinh, cô hy vọng nhiều người biết đến mô hình CSA. Thạch Yên tin rằng sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm.
Để không dùng thuốc hoá học trong trang trại, cô thả ong vào nhà kính để thụ phấn, trồng tỏi xen lẫn dâu tây đuổi côn trùng. Thạch Yên hình thành hệ sinh thái khép kín động vật và thực vật, thu hoạch được 2 vụ/năm.
Thu về 26,4 tỷ đồng/năm
Năm 2016, Thạch Yên được vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Geneva công bố. Cô là một trong 121 người trẻ dưới 40 tuổi đạt thành tích nổi bật ở nhiều lĩnh vực.
Sau một thời gian hoạt động, trang trại của Thạch Yên đã phân phối trái cây và rau cho hơn 1.500 gia đình. Đặc biệt cô còn thành lập được liên minh sinh thái ở khắp 16 tỉnh thành trên cả nước. Theo ước tính, thu nhập mỗi năm của Thạch Yên hơn 8 triệu NDT (26,4 tỷ đồng).
Việc xây dựng mô hình CSA của Thạch Yên tại vùng quê nghèo đã giúp bà con đổi đời. Cô thu hút các hộ gia đình cùng trồng rau, thu hoạch, tiền bán rau giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài trồng rau, trang trại của cô còn nuôi lợn, gà.
Với cô, làm nông nghiệp không có ngày nghỉ. Trong tuần, Thạch Yên và chồng luôn có mặt ở trang trại để trò chuyện với mọi người về công việc và quan sát các loại cây trồng.
Chia sẻ với truyền thông, cô cho biết yêu thích cuộc sống hiện tại. "Tôi từng đi học và thực sự muốn có cơ hội để thực hành", Thạch Yên nói.
Gắn bó với nông trại, đam mê nông nghiệp hơn 10 năm câu chuyện nữ tiến sĩ bỏ phố về quê làm nông thu nhập cao là nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Theo Sohu